Khám phá Lễ hội trung thu ở một số nước Châu Á

Tết trung thu không chỉ là một lễ hội truyền thống của đất nước Việt Nam mà còn là nét đẹp trong văn hóa của các nước trong khu vực Châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… Tuy nhiên ở mỗi quốc gia lại có cách tổ chức tạo nên những bản sắc và nét đẹp riêng. Hãy cùng Visatravel khám phá cách tổ chức Trung thu ở một số nước Châu Á như thế nào nhé!

Tết Trung thu được tính theo âm lịch là ngày rằm tháng 8, tại Việt Nam là một ngày Lễ của thiếu nhi nhưng tại một số quốc gia ở khu vực Châu Á, Tết trung thu có thể là ngày nghỉ lễ quốc gia.

Việt Nam

Mỗi dịp Trung thu, thị trường bánh nướng bánh dẻo, đồ chơi ở Việt Nam lại trở nên rộn ràng hơn cả. Trẻ em thường là nhân vật chính trong những ngày này, được bố mẹ sắm sửa đủ loại đồ chơi, đèn lồng, mặt nạ, các loại bánh kẹo, đồ ăn vặt. Khu phố cổ ở thủ đô Hà Nội luôn đầy ắp các mặt hàng Trung thu đủ màu sắc, đủ sức hấp dẫn bất kỳ du khách nào. Nhiều bạn trẻ Việt Nam cũng thường tới đây để mua sắm, chụp ảnh. Ngoài ra, lễ hội hoa đăng, múa lân cũng là những hoạt động đặc biệt được nhiều người đón chờ trong dịp này. Giống với người Nhật, người Việt Nam cũng tổ chức tiệc ngắm trăng hay còn gọi là cỗ Trung thu. Ngày này là dịp để gia đình đoàn tụ, cùng thưởng thức hoa quả, bánh Trung thu, trẻ em được dịp cùng phá cỗ và rước đèn dưới ánh trăng.

Khám phá Lễ hội trung thu ở một số nước Châu Á

Nhật Bản

Ở Nhật, tết Trung thu được gọi là “đêm 15” hoặc “trăng Trung thu”. Trong ngày này, người Nhật sẽ cùng nhau mở tiệc trà, ngắm trăng. Tập tục này bắt nguồn từ Trung Quốc, được truyền tới Nhật Bản hơn 1000 năm trước. Tuy nhiên, người Nhật lại không ăn bánh nướng, bánh dẻo mà chọn thưởng thức Tsukimi Dango – một loại bánh nếp hình tròn, màu trắng như tuyết. Tuy từ thời Minh Trị Duy tân, lịch âm đã bị xóa bỏ, chỉ dùng lịch dương nhưng nhiều vùng ở Nhật vẫn duy trì tập tục ngắm trăng. Một số chùa, điện thờ còn tổ chức hội ngắm trăng dành riêng cho ngày lễ đậm tính truyền thống này. Ngoài ra, Trung thu ở Nhật trùng với thời điểm thu hoạch mùa màng nên người Nhật còn tổ chức nhiều hoạt động ăn mừng để bày tỏ lòng biết ơn thiên nhiên.

Khám phá Lễ hội trung thu ở một số nước Châu Á 1

Hàn Quốc

Tết Trung thu của người Hàn Quốc được gọi là lễ Chuseok. Ngày này còn là “lễ tạ ơn” ở Hàn nên họ thường tặng quà cho người thân, bạn bè. Do đây là dịp lễ lớn trong năm nên người Hàn Quốc được nghỉ 3 ngày liên tiếp. Phần lớn người dân sẽ tận dụng khoảng thời gian này để về quê thăm người thân, vì vậy mà các nhãn hàng ở đây sẽ có những đợt giảm giá lớn trước tết Trung thu một tháng để người dân tranh thủ mua sắm. Giống với người Nhật, người Hàn không ăn bánh Trung thu mà chọn bánh pancake làm món ăn truyền thống trong dịp này.

Khám phá Lễ hội trung thu ở một số nước Châu Á 2

Trung Quốc

Trung thu là lễ hội lớn thứ 2 ở Trung Quốc, chỉ sau Tết Nguyên Đán. Tết Trung thu bắt nguồn từ thời nhà Chu (1046 – 256 TCN), khi người dân nhận ra chu kỳ của mặt trăng có ảnh hưởng với vụ mùa và bắt đầu tổ chức lễ hiến tế vào ngày trăng tròn tháng 8 Âm lịch. Vào dịp lễ này, người dân Trung Quốc trở về bên gia đình, cùng ăn tối và thưởng thức bánh trái truyền thống. Một số địa phương còn tổ chức lễ hội rước đèn lồng, múa lân và múa sư tử.

Khám phá Lễ hội trung thu ở một số nước Châu Á 3

Singapore

Singapore là một trong những nước Đông Nam Á có ngày Tết Trung Thu do đảo quốc sư tử này có rất nhiều người gốc Hoa di cư và sinh sống tại đây. Dịp rằm tháng 8 hàng năm là thời điểm lý tưởng để người dân nơi đây gửi gắm những món quà ý nghĩa, những lời chúc chân tình đến bạn bè, người thân, đồng nghiệp cùng đối tác.

Món ăn truyền thống của đất nước đảo quốc sư tử trong dịp lễ này cũng là bánh Trung Thu. Không khác biệt nhiều so với bánh Trung Thu Việt Nam, các mẫu bánh ở đây cũng vô cùng đặc sắc và phong phú. Trong đó phải kể đến các loại như bánh dẻo nhân trà xanh, bánh nướng nhân bí đỏ, nhân sầu riêng (hiện nay ở Việt Nam đã có bày bán trên thị trường).

Khám phá Lễ hội trung thu ở một số nước Châu Á 4

Do Singapore có rất nhiều người gốc Hoa sinh sống nên Tết Trung Thu nơi này cũng mang đậm bản sắc của Tết Ngắm trăng của Trung Quốc. Đặc biệt là tại các khu phố người Hoa, họ đã bán và treo đèn lồng Trung Thu trước cả tháng đồng thời các hoạt động múa lân sư rồng cũng được diễn ra hết sức nhộn nhịp vào dịp này.

Malaysia

Do Malaysia cũng có rất đông người gốc Hoa và Hoa kiều sinh sống, nên ngày rằm tháng 8 tại nơi này cũng tưng bừng đón Tết Trung Thu giống như ở Trung Quốc.

Người dân nơi đây tổ chức lễ hội này nhằm thể hiện niềm vui khi kết thúc một vụ mùa bội thu, là một dịp để thể hiện sự thịnh vượng, no ấm, hòa bình và yên vui. Lễ hội đèn lồng và lễ hội bánh Trung Thu được tổ chức tại Kuala Lumpur khu Central Market. Những người tham gia có thể thỏa thích ngắm nhìn các loại đèn lồng treo trên đường phố và thưởng thức các loại bánh Trung Thu khác nhau.

Khám phá Lễ hội trung thu ở một số nước Châu Á 5

Trong dịp Trung Thu này, người gốc Hoa tại Malaysia cũng duy trì thói quen ngắm trăng, ăn bánh, thưởng trà và treo đèn lồng đỏ. Các hoạt động phục vụ cho lễ hội bao gồm như múa lân, thả đèn lồng, lễ diễu hành đều được người dân hưởng ứng.

Philippines

Tết Trung thu ở Philippines thường được tổ chức và lưu truyền bởi những người gốc Hoa sinh sống và làm việc tại nước bản địa. Trong ngày Tết Trung thu, người gốc Hoa sống ở Philippines thường làm bánh trung thu rồi chia sẻ cho tất cả người thân, bạn bè và hàng xóm của mình

Bánh trung thu ở Philippines thường được gọi là Hopia (bánh nướng ngon), gồm nhiều "phiên bản" như hopiang mungo (bán nướng đậu xanh), hopiang baboy (bánh nướng thịt heo), hopiang Hapon (Bánh nướng Nhật Bản), hopiang ube (bánh nướng khoai lang tím)…

Khám phá Lễ hội trung thu ở một số nước Châu Á 6

Ngoài ra, trong ngày tết ngắm trăng, người Philippines tham gia vào một trò chơi có tên là Xúc xắc trung thu.

Thái Lan

Tết Trung thu ở Thái Lan được gọi là “lễ cầu trăng”, tổ chức vào đúng ngày 15/8 âm lịch. Trong đêm Trung thu ở Thái, tất cả già trẻ gái trai đều phải tham gia lễ cúng trăng, mọi người sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện những điều tốt đẹp nhất.

Phía trên bàn thờ sẽ bày quả đào và bánh Trung thu. Người Thái tin làm vậy Bát Tiên sẽ giúp mang đào tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm, và các vị thần tiên sẽ ban phước lành cho mọi người.

Khám phá Lễ hội trung thu ở một số nước Châu Á 7

Bởi vậy, bánh Trung Thu ở Thái Lan có hình dạng giống quả đào. Trong ngày này, người Thái cũng thường ăn bưởi – loại quả tượng trưng cho sự viên mãn, xum vầy và ngọt ngào.

Tin liên quan:

    Rate this post