Những điều cần biết khi đến Nhật Bản thăm người thân


Bạn có người thân ở Nhật và đang chuẩn bị đến xứ sở hoa anh đào? Vậy hãy dành chút thời gian tìm hiểu về những điều cần biết khi đến Nhật Bản thăm người thân. Chắc chắn những kiến thức trên sẽ giúp bạn dễ dàng hòa nhập hơn với cuộc sống của người bản địa.

1. Xin visa thăm thân Nhật Bản như thế nào?

Muốn đến được xứ sở mặt trời mọc thì xin visa là điều bắt buộc. Thực tế thì xin visa thăm thân không đến mức khó khăn như visa diện du lịch, nhưng bạn cũng phải cung cấp đầy đủ các thông tin về người mời/người bảo lãnh và các thông tin về lý do, mục đích trong chuyến đi của mình. Bạn có tham khảo quy trình xin visa thăm thân Nhật Bản tại bài viết Dịch vụ xin visa thăm thân Nhật bản uy tín, giá rẻ, tận tâm để biết chính xác cần làm những gì.

nhung dieu can biet khi den nhat ban tham nguoi than 1

2. Văn hóa sống của người Nhật

Nhật Bản nổi tiếng với phong cách lịch sự, nhã nhặn và có trách nhiệm trên thế giới. Trẻ em ở đây được rèn luyện từ khi còn rất nhỏ.

Người Nhật có tính cộng đồng và ý thức vô cùng cao, họ có những quy tắc giao tiếp và ứng xử đẹp đẽ cùng những lễ nghi tốt đẹp được gìn giữ lâu đời.

3. Những nguyên tắc trên bàn ăn ở Nhật

Khi ăn, nên ăn cả miếng và tránh xé nhỏ, các món ăn Nhật thường chia làm nhiều phần nhỏ rất vừa miệng cho 1 lần ăn. Nên che miệng lại khi ăn những miếng to. Việc đặt những miếng thức ăn cắn dở xuống bát bị coi là bất lịch sự.

Đừng dùng tay để hứng đồ ăn khi gắp, vì điều này bị coi là bất lịch sự Đừng để vỏ sò hay vỏ các loại hải sản khác lên nắp bát tô hay đĩa khác: Nhiều người hay có thói quen bỏ vỏ hải sản lên nắp bát hay một đĩa khác sau khi ăn xong. Người Nhật coi đó là một điều bất lịch sự và nên tránh. Người ăn cần bỏ vỏ vào chính bát đựng món hải sản đó sau khi ăn xong.

Khi ăn đồ Nhật, bạn nên cầm bát hay đĩa lên trước rồi mới cầm đũa. Khi đổi bát, đầu tiên bạn cần đặt đũa xuống, sau khi cầm bát mới lên bạn mới cầm đũa lại.

Xác định ăn món gì thì để đũa vào gắp món đó, nếu không gắp, đừng chạm đũa vào thức ăn.

Không được dùng đũa để chuyền thức ăn và cắm đũa lên bát cơm. Nếu muốn đặt đũa xuống sau khi ăn, phải bọc đũa trong tờ giấy quấn đũa ban đầu và đặt trên bàn, không được đặt đũa lên trên bát.

Việc giơ đồ ăn lên cao quá miệng bị xem là bất lịch sự trong văn hóa bàn ăn ở Nhật.

4. Văn hóa ứng xử trong gia đình của người Nhật

Được người khác mời tới nhà chơi, phải nói “cám ơn, rất hân hạnh”. Cởi bỏ áo khoác và giày trước khi vào nhà. Bình thường bạn sẽ được đưa một đôi dép đi trong nhà (khác với loại đi trong toilet).

Lần đầu tới chơi thì chỉ nên ở tầm khoảng nửa giờ. Lúc về phải xin phép “ tôi đã làm phiền quá lâu, xin lượng thứ”. Lúc bước từ nhà ra, phải cởi đôi dép mang trong nhà, và quay mũi dép vào trong phòng, và phải cúi chào lần nữa đồng thời nói cám ơn chủ nhà rồi mới ra về.

Người phụ nữ Nhật khi gặp người mới quen thì phải im lặng và nhìn đi chỗ khác, đó được xem là hành vi đức hạnh, còn sẽ bị xem là người không đứng đắn nếu nhìn chăm chú.

Gia đình truyền thống Nhật Bản là một hình mẫu gia trưởng với nhiều thế hệ cùng chung sống trong một ngôi nhà. Các thành viên có quan hệ mật thiết và giúp đỡ lẫn nhau, địa vị phân theo tuổi tác và giới tính, mỗi thành viên có những trách nhiệm và nghĩa vụ riêng, cùng nhau chung sức bảo vệ gia đình.

nhung dieu can biet khi den nhat ban tham nguoi than 2

5. Một số điều cần lưu ý khác

Người Nhật thích hút thuốc mọi lúc, mọi nơi, ngay cả trong những nhà hàng sang trọng. Nếu bạn là người dị ứng với mùi thuốc lá thì trước khi vào nhà hàng hãy hỏi nhân viên chỗ ngồi dành riêng cho những người không hút thuốc.

Người Nhật có những quy tắc về đi thang cuốn khá nghiêm ngặt: đó là đứng về phóa bên trái và nhích qua phía bên phải nếu muốn chạy vượt nhanh hơn người khác, điều đó thể hiện phép lịch sự. Vì vậy, bạn nên tuân thủ điều này khi đến Nhật.

Đường phố ở Nhật Bản rất sạch sẽ, rất hiếm có thùng rác bên đường ở Nhật. Cách tốt nhất là nên gói rác lại và đợi về bỏ tại khách sạn nhé.

Đi giày mới vào buối tối sẽ gặp điềm xấu.

Xếp hàng đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của người Nhật, ở đây có quy tắc là “ dù trời có sập xuống bạn cũng phải nói năng nhỏ nhẹ và xếp hàng”. Xếp hàng phải trật tự và không chen lấn, xô đẩy.

6. Văn hóa ẩm thực Nhật

Sushi: là một món ăn có phần hải sản nhỏ còn tươi sống đặt bên trên nắm cơm đã nhỏ giấm ăn. Thành phần chủ yếu được dùng là cá ngừ, mực và tôm, dưa chuột, dưa muối và trứng rán ngọt cũng sẽ được phục vụ kèm theo.

Sashimi: là những lát cá sống ăn cùng với nước tương

Tempura: Được biết đến là món ăn nổi tiếng thứ 2 sau sushi. nhưng đây lại là món ăn có xuất xứ từ châu Âu. – Tempura được du nhập vào Nhật Bản từ thời kỳ Edo, được những người truyền giáo Bồ Đào Nha đem đến. Sau một thời gian du nhập vào Nhật Bản, Tempura đã được cải biến lại cho phù hợp với khẩu vị của người Nhật

Wasaghi: Wagashi là tên gọi chung của các món bánh truyền thống của Nhật Bản từ lâu đời, được làm từ bột nếp, nhân đậu và hoa quả, được trình bày đẹp mắt, dùng trong các tiệc trà đạo, tên gọi Wagashi có nghĩa là vẻ đẹp tự nhiên.

Rượu Sake: Đối với người dân Nhật Bản, rượu sa-kê không đơn thuần chỉ là một loại đồ uống trong bữa ăn! Ý nghĩa văn hóa – tôn giáo đặc biệt của rượu sa-kê là ở chỗ nó không chỉ là cầu nối giữa con người với con người mà còn là cầu nối giữa con người với thần linh.

nhung dieu can biet khi den nhat ban tham nguoi than 3

Hy vọng bạn đã nắm được những điều cần biết khi đến Nhật Bản thăm người thân. Mong rằng bài viết trên giúp bạn trang bị được thêm những kiến thức cần thiết cho chuyến đi đến xứ sở hoa anh đào.

Tin liên quan:

    Rate this post

    Visatravel

    Visatravel.vn thuộc hệ thống website dịch vụ visa của công ty cổ phần dịch vụ du lịch & thương mại Tân Văn Lang ( Thành viên của Vnhub)