Văn hóa giao tiếp kinh doanh của người Nhật Bản


Là 1 quốc gia Á Đông với bề dày lịch sử và nền văn hóa hết sức đặc thù. Chính vì vậy, văn hóa giao tiếp kinh doanh của người Nhật Bản cũng mang bản sắc rất riêng của họ. Nếu bạn sắp có chuyến công tác, làm ăn đến xứ sở hoa anh đào thì hãy đọc bài viết dưới đây.

1. Cách chào hỏi:

Người Nhật Bản chào hỏi nhau bằng cách cúi đầu, cúi đầu trong thời gian bao lâu, cúi cao hay cúi thấp phụ thuộc vào tuổi tác, chức vụ, địa vị xã hội và kinh nghiệm, cấp bậc càng cao thì cúi đầu càng thấp. Nếu bạn chưa thực sự hiểu hết các nguyên tắc, thì cách tốt nhất là nghiêng người cúi chào để chứng tỏ thành ý tôn trọng văn hóa.

Thay vì dùng tên thì “họ” được dùng để giới thiệu những người cùng cấp bậc.

van hoa giao tiep kinh doanh cua nguoi nhat ban 1

2. Ăn mặc:

Khi có chuyến công tác tại đây, doanh nhân nam nên mặc comple tối màu, áo sơ mi và cà vạt. Phụ nữ nên mặc trang phục mục tối nhưng phải kín đáo và trang trọng, không nên mặc giày cao gót, trang điểm quá đậm hoặc váy quá ngắn.

3. Danh thiếp:

Là một trong những quốc gia rất coi trọng lễ nghi văn hóa, nên việc đưa danh đối tác vì người Nhật có văn hóa sử dụng danh thiếp trong kinh doanh. Danh thiếp nên in 2 mặt, một mặt tiếng Nhật và mặt còn lại bằng tiếng Anh. Nên chuẩn bị nhiều danh thiếp hơn so với dự trù một tí. Vì việc không có hoặc hết danh thiếp khi giao dịch là điều bất lịch sự và để lại ấn tượng không tốt với doanh nhân tại đây.

Thiếp cho đối tác cần thực hiện nghiêm túc và ứng xử theo cách có văn hóa. Đưa bằng hai tay và ngửa mặt có tiếng Nhật lên trên kèm theo hành động cúi đầu chào. Khi bạn nhận danh thiếp từ đối tác, hãy nói “ cám ơn”, sau đó đọc thật kĩ rồi cất cẩn thận, mọi hành động như chưa đọc đã vội cất vào túi,… đều được xem là không tôn trọng đối tác.

van hoa giao tiep kinh doanh cua nguoi nhat ban 2

4. Đàm phán với người Nhật:

Hãy nhường lời phát biểu đầu tiên cho người có vị trí cao nhất đang có mặt ở đó.

Phong cách đàm phán của người Nhật là đàm phán theo đội, và sẽ có sự khác biệt người Nhật rất thận trọng, họ cũng có kĩ năng trong việc trì hoãn, chính vì vậy khi có người phát biểu ý kiến, cố gắng tập trung lắng nghe và dành sự chú ý cao nhất cho họ trong mỗi thành viên. Trong đó, sẽ có một người là thành viên cấp cao, đó là người sẽ đề ra những chiến lược. Tất cả các thành viên đều có chung một tinh thần đồng đội cao. Quyết định sẽ không đưa ra trong một hoặc hai buổi đầu, không bao giờ nóng vội. Do đó, khi đàm phán tại đây, hãy luôn giữ thái độ bình tĩnh và thân thiện và tạo dựng hình ảnh của một người có tác phong làm việc nhanh nhẹn.

Cần giữ được sự kiên nhẫn trong quá trình đàm phán với người Nhật biết nhân nhượng với đối tác Nhật, hãy tỏ ra thỏa hiệp, không bảo thủ, không cố chấp và luôn tôn trọng đối tác. Luôn giữ tinh thần làm việc mang tính khách quan. Cần chuẩn bị nội dung bài đàm phán một cách logic, mạch lạc. Điều đó góp phần rất lớn đến sự thành công của cuộc phỏng vấn.

5. Văn hóa quà tặng:

Tặng quà là một trong những nét văn hóa của người Nhật. Khi nhận quà từ đối tác không nên mở món quà ngay trước mặt người tặng quà. Quà tặng không nên có số 4 hoặc số 9, những vật nhọn hoặc không tặng trà uống vì chúng tượng trưng cho những điều không may mắn ở Nhật. Việc gói quà tặng là cả một nghệ thuật, bạn nên nhờ nhân viên bán hàng làm giúp để tránh sai sót.

van hoa giao tiep kinh doanh cua nguoi nhat ban 3

6. Một số đặc điểm cần lưu ý khác:

Chữ tín được coi trọng với doanh nhân Nhật, điều đó được nhìn nhận thông qua việc giữ lời hứa. Nếu vì một số trường hợp mà bạn không thể giữ lời hứa thì điều cần thiết là phải xin lỗi và đưa ra lời giải thích hợp lí. Sự đúng giờ được đánh giá rất cao. Vì vậy, khi có cuộc hẹn với các đối tác tại Nhật, phải cố gắng sắp xếp đúng giờ. Nếu có hẹn về dùng bữa, nên chú ý tiếp thức ăn cho khách, chủ động rót rượu cho bản thân, hạn chế tối đa khách phải giúp mình gắp thức ăn, rót rượu.

Cần có bản tóm tắt những nội dung đã thống nhất trong quá trình đàm phán, sau đó gửi cho đối tác.

Như vậy, chúng tôi đã khái quát những điều cơ bản về văn hóa giao tiếp kinh doanh của người Nhật Bản cho bạn. Hy vọng những kiến thức trên có ích cho chuyến công tác của bạn. Ngoài ra, việc xin visa Nhật Bản cũng là 1 trong số những điều bạn cần chuẩn bị tốt nhất. Vì nếu có chút sơ suất trong khâu này thì coi như bạn không thể đến Nhật được. Để nắm vững hơn về quy trình xin visa công tác Nhật Bản, bạn có thể theo dõi bài viết Dịch vụ xin visa công tác Nhật bản uy tín, giá rẻ, tận tâm. Làm theo đúng hướng dẫn trên là bạn đã có thể yên tâm về khả năng đậu visa của mình.

Tin liên quan:

    Rate this post

    Visatravel

    Visatravel.vn thuộc hệ thống website dịch vụ visa của công ty cổ phần dịch vụ du lịch & thương mại Tân Văn Lang ( Thành viên của Vnhub)