Không chỉ đi du lịch Hàn Quốc, mà ở những nước yêu cầu visa đối với công dân Việt Nam, khi chuẩn bị hồ sơ thủ tục bạn cần phải cung cấp thông tin về tài chính, thu nhập. Mục đích chính của việc chứng minh tài chính chứng minh bạn hoàn toàn đủ khả năng chi trả cho chuyến đi của mình, và hơn nữa là không phải bỏ trốn để lao động bất hợp pháp.
Chứng minh tài chính xin visa du lịch Hàn Quốc
Những loại giấy tờ giúp bạn chứng minh tài chính xin visa du lịch Hàn Quốc, thu nhập bao gồm những thông tin sau:
Quy định về sổ tiết kiệm
– Hồ sơ bao gồm: sổ tiết kiệm gốc để đối chiếu; bản sao hoặc sổ tiết kiệm photo; giấy xác nhận số dư.
– Số tiền: từ 100 triệu trở lên
– Thời hạn sổ: từ 03 tháng trở lên
– Thời gian mở sổ đến lúc nộp hồ sơ:
+ Lãnh sự tại HCM: không quy định. Khuyến khích ít nhất 1 tuần
+ Đại sứ quán tại Hà Nội: tối thiểu 30 ngày. Nếu không đủ 30 ngày thì nộp thêm sổ đỏ, sổ hồng
– Thời gian xin giấy xác nhận số dư: không quá 1 tuần trước ngày nộp hồ sơ
Chứng minh thu nhập, chứng minh công việc
– Cán bộ công nhân viên: hợp đồng lao động, đơn xin nghỉ phép
– Chủ doanh nghiệp, hộ kinh doanh: giấy đăng ký kinh doanh, chứng từ nộp thuế 3 tháng gần nhất
– Người nghỉ hưu: sổ hưu
– Học sinh, sinh viên: thẻ học sinh sinh viên hoặc giấy xác nhận của trường; đơn xin nghỉ phép.
Chứng minh sở hữu tài sản
– Sổ hồng; sổ đỏ, cà vẹt xe hơi
Hướng dẫn tự chứng minh tài chính xin visa du lịch Hàn Quốc
Trường hợp nào xin visa Hàn Quốc không cần chứng minh tài chính?
Đã từng đi du lịch Hàn Quốc
– Bạn đã từng đi du lịch Hàn Quốc trong 5 năm trở lại đây, thì khi xin visa du lịch Hàn Quốc sẽ được miễn giấy tờ chứng minh năng lực tài chính. Trường hợp này chỉ áp dụng tại TP Hồ Chí Minh.
– Khi chuẩn bị thủ tục xin visa, bạn cần có thêm bản photo hộ chiếu có trang visa, trang có dấu xuất nhập cảnh Hàn Quốc.
Đối tượng đang làm việc trong các công ty lớn
– Nếu bạn là nhân viên khối văn phòng thuộc Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam hoặc các công ty có vốn đầu tư của Hàn Quốc theo danh sách chỉ định của văn phòng Korcham
– Tổng lãnh sự quán tại thành phố Hồ Chí Minh áp dụng như sau: Đối tượng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thông thường. Đối tượng là cấp quản lý trở lên của 30 doanh nghiệp lớn nhất Hàn Quốc và 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam.
– Chứng minh thuộc đối tượng này thông qua hợp đồng lao động hoặc quyết định bổ nhiệm
( Tham khảo Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam)
Đối tượng đang làm công viên chức nhà nước
– Khi chuẩn bị hồ sơ giấy tờ những thông tin công việc sẽ được thể hiện qua hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm công việc.
Người có sổ tiết kiệm trên 1 tỷ đồng
– Trường hợp này sẽ giản lược hồ sơ chứng minh công việc
– Hồ sơ chứng minh bạn thuộc đối tượng này: sổ tiết kiệm, giấy xác nhận số dư
Người có thu nhập cao
– Thu nhập hàng năm từ 8,000 USD trở lên
– Để chứng minh bạn thuộc đối tượng này cần nộp sao kê tài khoản nhận lương 6 tháng gần nhất
Sở hữu thẻ tín dụng có hạn mức cao
– Thẻ tín dụng hạng Gold hoặc Platinum
– Hồ sơ chứng minh bạn thuộc đối tượng này: xác nhận sở hữu thẻ của ngân hàng
Hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao
– Hợp đồng lao động, văn bằng chứng chỉ sẽ thể hiện bạn thuộc đối tượng này hay không
Họat động trong ngành nghề chuyên môn, tay nghề cao
– Một số ngành nghề chuyên môn, tay nghề cao như: luật sư, bác sĩ, giáo sư, tiến sỹ… Để xác minh có thuộc đối tượng này không, bạn cần liên lạc với Đại sứ quán.
– Hồ sơ chứng minh bạn thuộc đối tượng này: văn bằng chứng chỉ, hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm…
Đã từng tốt nghiệp các trường tại Hàn Quốc
– Các trường được chấp nhận: tất cả các trường cao đẳng và đại học tại Hàn Quốc
– Để chứng minh bạn thuộc đối tượng này cần nộp văn bằng chứng chỉ liên quan
Người đã nghỉ hưu
– Trên 55 tuổi và có lương hưu
– Hồ sơ chứng minh bạn thuộc đối tượng này: quyết định nghỉ hưu; sổ hưu…
Nhà báo, sản xuất truyền hình của các cơ quan truyền thông
– Hồ sơ chứng minh bạn thuộc đối tượng này: thẻ nhà báo, hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm…
Có quyền định cư lâu dài, đối tượng đã từng nhập cảnh các quốc gia OECD
– OECD là viết tắt của Organization for Economic Co-operation and Development. Dịch ra tiếng việt là tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. OECD hiện đang có 35 thành viên:
– Áo; Bỉ; Séc; Đan Mạch; Estonia; Phần Lan; Pháp; Đức; Hy Lạp; Hungary; Iceland; Ireland; Ý; Luxembourg; Hà Lan; Na Uy; Ba Lan; Bồ Đào Nha; Slovakia; Slovenia; Tây Ban Nha; Thụy Điển; Thụy Sĩ; Thổ Nhĩ Kỳ; Anh Quốc; Latvia; Canada; Hoa Kỳ; México; Chile; Nhật Bản; Israel; Hàn Quốc; Úc; New Zealand
– Quyền định cư lâu dài: photo thẻ cư trú dài hạn
– Đã từng nhập cảnh: photo hộ chiếu kèm các trang đóng dấu xuất nhập cảnh.
Làm visa tự túc là hình thức tự làm hồ sơ, đặt lịch hẹn với Đại sứ quán/ Lãnh sự quán/ Trung tâm TLS Contact để nộp visa. Cách này giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí nhưng bù lại tỷ lệ rủi ro trượt visa cũng không thấp. Còn làm visa qua các dịch vụ trung gian mặc dù chi phí cao hơn nhưng sẽ hạn chế được sai sót về giấy tờ, thời gian và tỷ lệ đỗ cũng cao hơn.
Tùy thuộc vào hồ sơ và kinh nghiệm của bạn, bạn là người nắm rõ nhất nên tự nộp hồ sơ xin visa Hàn Quốc du lịch tự túc, hay nhờ qua các dịch vụ visa.