Nếu ngày mùng 7/7 âm lịch hàng năm là ngày Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau, được xem là ngày tình yêu của Trung Quốc. Thì xứ sở hoa anh đào cũng có 1 ngày lễ tương tự Tanabata – Lễ hội Ngưu Lang Chức Nữ Nhật Bản.
* Nguồn gốc của Tanabata – Lễ hội Ngưu Lang Chức Nữ Nhật Bản
Lễ hội Tanabata của Nhật Bản diễn ra và ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch hàng năm, là một trong những lễ hội độc đáo thu hút nhiều du khách từ mọi nơi trên thế giới. Mang nét tương tự như câu chuyện Ngưu lang Chức nữ có nguồn gốc Trung Quốc, song, ngày Tanabata của Nhật Bản không chỉ nhắc đến tình yêu giữa Hikoboshi cùng Orihime mà còn là một ngày hội với nhiều hoạt động bản địa.
Tanabata có nguồn gốc từ câu chuyện tình yêu giữa chàng trai chăn bò Hikoboshi cùng nàng tiên nữ Orihime có tài khéo dệt cửi. Chuyện kể rằng, nàng tiên nữ Orihime – con của Ngọc hoàng đem lòng say mê chàng trai chăn bò khôi ngô Hikoboshi. Cha nàng bèn gả nàng cho chàng trai ấy. Nhưng hai người vì quá say mê nhau nên suốt ngày chỉ rong chơi, không chịu làm việc. Người con gái bỏ quên cả khung cửi còn con bò của chàng trai thì lang thang khắp nơi ở trên trời.
Ngọc hoàng tức giận ra lệnh chia cắt hai người, họ phải sống ở hai đầu của dòng sông ngân hà, mỗi năm chỉ được gặp nhau một lần vào ngày mùng 7/7 âm lịch. Kể từ đây, mối tình bị chia cắt, và chỉ duy nhất trong ngày 7 tháng 7 này, hai ngôi sao ở hai đầu dải Ngân Hà mới được trùng phùng.
* Lễ hội Tanabata có những phong tục gì?
Tuy xuất hiện từ thế kỉ thứ 8, nhưng đến thời Edo, Tanabata mới được phổ biến rộng rãi. Hiện nay, nó đã trở thành một trong những lễ hội truyền thống độc đáo thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm.
Phong tục trong ngày lễ Tanabata có sự biến đổi theo từng vùng nhưng tựu chung, vào ngày lễ này, người Nhật sẽ viết điều ước vào các mảnh giấy nhiều màu sắc Tanzaku rồi treo lên cành trúc trước nhà với mong muốn Orihime sẽ giúp họ khéo léo hơn, và Hikoboshi sẽ giúp họ có một vụ mùa bội thu. Sau khi ngày hội kết thúc, cây trúc, đồ trang trí và những mảnh giấy sẽ được đưa lên thuyền trôi trên mặt sông hoặc đốt đi. Ngoài ra, vào ngày hội này, các cặp đôi đang yêu sẽ đến đền thờ cầu nguyện tình cảm bền chặt.
* Lễ hội Tanabata ngày nay như thế nào?
Tuy không phải một sự kiện lễ hội theo quy định của quốc gia, song đây lại là một lễ hội truyền thống có tính chất tôn giáo rõ nét, là sự kết hợp của tín ngưỡng bản địa với cùng triết lý sâu sắc của Phật giáo. Tanabata được tổ chức tại khắp nơi trên nước Nhật nhưng có 3 điểm nổi tiếng nhất là Sendai (tỉnh Miyagi), Hiratsuka (tỉnh Kanagawa), và Anjou (tỉnh Achi). Mỗi năm, lễ hội này thu hút hàng triệu lượt du khách từ khắp nơi trên thế giới và trở thành một trong những sự kiện văn hoá nổi bật của Nhật Bản.
Không chỉ có lễ hội Ngưu Lang Chức Nữ Nhật Bản còn vô vàn những lễ hội đặc sắc khác đang chờ bạn khám phá. Tham gia những dịp lễ này là cách thức tiếp cận lý tưởng nền văn hóa độc đáo của Nhật Bản. Để thực hiện được chuyến du lịch khám phá xứ mặt trời mọc, bạn có thể theo dõi quy trình xin visa Nhật Bản tại bài viết Dịch vụ xin visa du lịch Nhật Bản nhanh chóng, giá hợp lý. Chúc bạn thành công.