Hướng dẫn làm hồ sơ xin visa Nhật Bản thăm người quen bạn bè

Khi xin visa thăm thăm Nhật Bản là bạn bắt buộc phải có thư mời và chứng minh mối quan hệ với người thân đang sinh sống tại Nhật Bản. Làm visa Nhật cho diện du lịch vốn đã khá khắt khe nay còn yêu cầu có cả thư mời trong khi các quốc gia châu Á khác không đòi hỏi, thì bạn phải hiểu, trường hợp thăm thân còn phức tạp hơn rất nhiều. Hướng dẫn làm hồ sơ xin visa Nhật Bản thăm người quen bạn bè.

Hồ sơ xin visa thăm thân Nhật Bản thăm người quen bạn bè

Hồ sơ của phía người mời

– Giấy lý do mời

– Lịch trình ở Nhật

* Trường hợp thăm bạn bè, người bảo lãnh chịu chi phí, hãy xuất trình các tài liệu sau

– Giấy chứng nhận bảo lãnh

-Một trong các tài liệu liên quan đến người bảo lãnh (Giấy chứng nhận thu nhập, Giấy chứng nhận số dư tiền gửi ngân hàng, Bản lưu giấy đăng ký nộp thuế (bản sao), Giấy chứng nhận nộp thuế (bản ghi rõ tổng thu nhập)

– Phiếu công dân (Bản có ghi quan hệ của các thành viên trong gia đình)

* Trường hợp người mời hoặc người bảo lãnh là người Việt Nam sinh sống tại Nhật, đề nghị trình bản copy mặt trước và sau của

– Thẻ lưu trú còn hiệu lực (Thẻ đăng ký người nước ngoài)

– Copy hộ chiếu (Trang ảnh và visa).

Hồ sơ của người được mời

– Hộ chiếu gốc (còn hạn ít nhất 6 tháng tính đến ngày khởi hành)

– 01ảnh 4,5cm x 4,5cm

– Tài liệu chứng minh mối quan hệ họ hàng (Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, Bản sao hộ khẩu).

– Chứng minh công việc của người được mời

– Hợp đồng lao động cùng bảng lương 3 tháng gần nhất (Hoặc các nguồn thu nhập được cơ quan có thẩm quyền cấp)

– Đơn xin nghỉ phép để đi thăm thân (nếu đang đi làm).

– Chứng minh tài chính

– Photo Sổ tiết kiệm + Giấy xác nhận số dư tài khoản ngân hàng trị giá trên 150.000.000 VNĐ (Mỗi người)

– Sao y sổ đỏ và giấy tờ xe ô tô (nếu có).

Lưu ý khi xin visa du lịch Nhật Bản

Một số lưu ý khi xin visa du lịch Nhật Bản

Một số lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ xin visa Nhật Bản

Ngoài những thông tin hồ sơ được check list ở trên, khi chuẩn bị hồ sơ bạn cần lưu ý thêm những điều sau:

– Hồ sơ phía người thân ở Việt Nam tất cả các giấy tờ này nếu không phải là song ngữ thì phải dịch thuật sang tiếng Anh hoặc Nhật. Bản photo phải công chứng.

– Hồ sơ phía người thân ở Nhật Bản

Về hồ sơ, những giấy tờ cần nộp đều phải là bản gốc. Những tài liệu đã đề cập trên đây là những giấy tờ cơ bản, bởi còn tùy thuộc vào điều kiện của bạn mà sẽ phải bổ sung hỗ trợ thêm để nâng cao độ tin cậy của hồ sơ.

Phỏng vấn visa thăm thân Nhật cũng vì vậy mà thường kéo dài hơn hai diện công tác và du lịch. Bạn nên cố gắng dành thời gian nghiên cứu hồ sơ của mình vừa là để đánh giá lại trường hợp của mình, vừa là để nắm chắc những thông tin đã khai. Thông thường câu hỏi phỏng vấn chỉ xoay quanh những vấn đề bạn đã cung cấp, nhưng không phải ai cũng có thể đưa ra một hồ sơ hoàn hảo, ít nhiều cũng sẽ có chút vướng mắc trong quá trình chuẩn bị giấy tờ, vì thế nắm vững thông tin giải trình trong lúc phỏng vấn là điều thực sự quan trọng.

Thời gian của visa Nhật Bản thăm thân

Thời hạn được cư trú tại Nhật được in trên visa (15 ngày, 30 ngày hoặc 90 ngày) và bắt đầu tính từ ngày người được bảo lãnh đặt chân sang Nhật Bản. Người được bảo lãnh sang Nhật có thể về nước vào bất kì ngày nào họ muốn nhưng không được quá thời hạn trên visa. Visa chỉ áp dụng cho việc nhập cảnh duy nhất một lần.

Yêu cầu hồ sơ khi xin visa Nhật Bản

– Mục đích của chuyến đi phải rõ ràng

Khi xin visa du lịch hoặc thăm thân Nhật Bản hay bất kì nước nào, điều chính phủ đáng e ngại nhất là liệu đương đơn có phải thật sự tới nước đó để du lịch thăm thân hay vì mục đích khác như đi làm, tới đó rồi trốn ở lại hoặc vì mục đích tìm hôn thê để xin quốc tịch v.v… Chính vì thế bạn phải chứng minh được mục đích thăm thân của mình rõ ràng.

Ví dụ: Con đi du học đã lâu chưa về thăm nhà, con chuẩn bị dự lễ tốt nghiệp nhận bằng; con bị ốm đau, sinh đẻ… là những lý do thuyết phục để đi du lịch.

– Chứng minh khả năng tài chính

Điều thứ nhì mà chính phủ e ngại cấp visa du lịch thăm thân vì khả năng tài chính của đương đơn.

Điều bạn cần chứng minh là làm sao đủ chi phí sinh hoạt sau khi tới nước đó, tuy chi phí cho một chuyến đi du lịch không cao nhưng trung bình phải chuẩn bị tầm 1.000 USD/tháng cho việc đi du lịch (chủ yếu là tiền vé máy bay khứ hồi, tiền ăn tiêu, mua sắm khi đi du lịch, bảo hiểm du lịch) vì thế Đại sứ quán phải nhìn vào hoàn cảnh thực tế của đương đơn để cân nhắc xem có nên cấp visa hay không. Vì nếu đương đơn có điều kiện đi du lịch nước ngoài chứng tỏ phải là người có nghề nghiệp ổn định, có tài chính vững vàng.

Vậy nên, ngoài số tiền cần chứng minh đủ để chi trả cho chuyến đi du lịch, đương đơn cần phải chứng minh được nghề nghiệp và thu nhập của mình.

Ngược lại, với những trường hợp có người thân đang làm việc hoặc định cư tại nước ngoài nhưng bản thân người xin visa thăm thân Nhật Bản không thể chứng minh được nghề nghiệp và thu nhập thì có thể nhờ người thân bảo lãnh thông qua công việc, tài sản, thu nhập, sổ tiết kiệm,… của người bảo lãnh đó.

– Sự ràng buộc tại nước sở tại

Có mục đích thăm thân đúng đắn và có đủ tài chính để du lịch thăm thân cũng chưa chắc chắn rằng bạn sẽ được cấp visa vì Bộ Di Trú còn phải xét duyệt xem liệu sau khi tới nước đó, bạn có trở về nước hay không?

Điều này thường được chứng minh bởi các lý do ràng buộc để cho đương đơn phải quay về như công việc làm ổn định tại Việt Nam, sở hữu tài sản lớn như bất động sản và có gia đình ổn định tại Việt Nam như vợ/chồng và con cái… Các yếu tố nêu trên sẽ khiến người du lịch phải quay trở về nước trước khi visa hết hạn.

Tin liên quan:

Rate this post