Thời hạn của hộ chiếu Việt Nam là bao lâu?

Hộ chiếu có thời hạn bao lâu theo quy định mới nhất được ban hành là điều bạn cần hết sức lưu ý và nắm rõ để đảm bảo giá trị sử dụng của loại giấy tờ này. Các loại giấy tờ nói chung và hộ chiếu nói riêng đều có quy định rõ ràng về thời hạn theo các điều khoản trong thông tư pháp luật. Việc nắm rõ thời hạn hộ chiếu sẽ giúp bạn chủ động trong việc gia hạn thêm hoặc xin cấp lại hộ chiếu mới phục vụ việc xuất cảnh ra khỏi nước ta của chính bản thân không bị gián đoạn.

Hộ chiếu có thời hạn bao lâu?

Hộ chiếu (hay còn gọi là Passport) là loại giấy tờ có ý nghĩa như giấy thông hành được cấp cho tất cả các công dân Việt Nam với những điều kiện nhất định. Khi sở hữu loại giấy tờ này bạn được quyền xuất cảnh ra khỏi nước trong khoảng thời gian hộ chiếu có hiệu lực và được quyền nhập cảnh trở lại nước ta. Hộ chiếu được chính phủ cấp cho công dân đúng trình tự pháp luật sau khi họ có yêu cầu và nộp hồ sơ cấp (bao gồm các loại giấy tờ theo quy định).

Thời hạn của hộ chiếu Việt Nam là bao lâu?

Thời hạn của hộ chiếu được tính từ ngày bắt đầu cấp hộ chiếu và được quy định riêng đối với từng loại khác nhau (hộ chiếu phổ thông, hộ chiếu ngoại giao hoặc hộ chiếu công vụ). Cụ thể:

Thời hạn của hộ chiếu phổ thông

Hộ chiếu phổ thông (màu xanh lá cây) là loại hộ chiếu phổ biến nhất được cấp cho mọi công dân Việt Nam có đầy đủ quyền công dân, hộ khẩu và chứng minh nhân dân. Khi bạn sở hữu loại hộ chiếu này thì nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế sẽ đi qua lối thông thường, có thể được miễn visa hoặc không theo quy định nước đến. Những người xuất cảnh định cư hoặc đi du học cũng sử dụng loại hộ chiếu này.

Theo quy định mới nhất ban hành của Bộ Công an theo Thông tư 29/2016/TT-BCA hướng dẫn về việc cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông ở trong nước cho công dân Việt Nam thì thời hạn của hộ chiếu là 10 năm đối với công dân từ 14 tuổi trở lên; trừ những trường hợp sau:

– Công dân thuộc trường hợp chưa được xuất cảnh nhưng đã được Bộ Công an quyết định cho xuất cảnh;

– Công dân hiện đang từ nước ngoài về nước ta bằng hộ chiếu của cơ quan đại diện nước ta ở nước ngoài cấp và không đủ điều kiện để có thể tiến hành làm thủ tục cấp lại.

– Đối với trường hợp trẻ em từ 14 tuổi trở xuống quy định thời hạn quy định là 05 năm (cấp riêng hoặc cấp chung với bố mẹ);

– Đối với trẻ em dưới 09 tuổi làm hộ chiếu chung với bố mẹ thời hạn quy định là 05 năm. Ngoài ra, trong trường hợp cha mẹ đề nghị được bổ sung con vào hộ chiếu của mình thì:

+ Nếu hộ chiếu có thời hạn không quá năm năm thì được giữ nguyên

+ Nếu hộ chiếu có thời hạn trên 5 năm thì sẽ điều chỉnh xuống còn 05 năm.

Thời hạn của hộ chiếu Việt Nam là bao lâu? 2

Thời hạn của hộ chiếu công vụ

Hộ chiếu Công vụ (màu xanh ngọc bích đậm) là loại hộ chiếu được cấp cho các quan chức của chính phủ nước ta đi nước ngoài với mục đích giải quyết công vụ Nhà nước. Hộ chiếu này được ưu tiên hơn so với hộ chiếu phổ thông là được quyền đi qua các cổng đặc biệt khi nhập cảnh và được ưu tiên miễn visa theo quy định nhập cảnh của các nước đến. Về giá trị thời hạn của loại hộ chiếu này là 05 năm kể từ ngày cấp và được quyền tới tất cả các nước theo quy định. Loại hộ chiếu này ít phổ biến nên không được nhiều người biết đến.

Thời hạn của hộ chiếu ngoại gia

Hộ chiếu Ngoại giao (đỏ đô) được cấp cho đối tượng là các quan chức ngoại giao của chính phủ nước ta đi nước ngoài giải quyết công việc chung của đất nước. Loại hộ chiếu này được ưu tiên miễn Visa nhập cảnh theo quy định của các nước đến và được phép đi qua cổng ưu tiên đặc biệt thay vì cổng thông thường. Quy định thời hạn của hộ chiếu ngoại giao giống với hộ chiếu Công vụ là 05 năm.

Visatravel hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về thời hạn của hộ chiếu. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới hotline: 028.77777.888 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Tin liên quan:

Rate this post