Mì Udon – món ăn “gây thương nhớ” của Nhật Bản


Mì Udon nói riêng và các loại mì của Nhật Bản nói chung đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy vậy, người Nhật đã kế thừa và sáng tạo ra một loại mì riêng mang đậm màu sắc và tinh thần của xứ sở hoa anh đào.

* Giới thiệu về mì Udon

Từ xa xưa, mì Udon đã được người Nhật Bản chọn làm món ăn nhanh. Trong nhiều thế kỉ qua, tình yêu của người dân nước này dành cho mì Udon vẫn không thay đổi. Mì Udon có nguồn gốc ngoại lai, được du nhập vào Nhật Bản vào thế kỉ thứ VIII. Kỹ thuật chế biến mì Udon xuất phát từ nước láng giềng Trung Quốc.

mi udon 1

Trong những chuyến đi xứ tới Trung Hoa đại lục, sứ giả của triều đình Nara đã mang kỹ thuật này về Nhật. Ban đầu, nó được phổ biến tại đảo Goto, tỉnh Naga-saki, miền Nam Nhật Bản. Hiện nay, tại đây vẫn còn lưu giữ loại mì Udon nguyên thủy với tên gọi Goto-Udon.

Udon là một loại mì được làm từ bột lúa mì, sợi khá dày, dày nhất trong các loại mì phổ biến ở Nhật. Sợi mì có đường kính thông thường khoảng 1cm, cỡ bằng một cây đũa ăn cơm vậy. Tuy nhiên, ở Nhật có rất nhiều biến tấu về sợi mì udon.

mi udon 2

Tùy theo địa phương hoặc quán mì, có nơi làm dày hơn, có nơi làm mỏng hơn kích cỡ thông thường. Rồi còn tùy theo thời tiết nữa, mùa hè thì nhiều nơi làm cọng mì Udon mỏng hơn để dễ ăn hơn và ngon hơn khi dùng lạnh.

* Nên ăn mì Udon ở đâu?

Mì Udon ngon nổi tiếng nhất Nhật là mì Udon ở tỉnh Kagawa, thuộc vùng Chikoku, bởi sợi mì ở đây dai, và có vị ngọt thơm ngon. Nếu bạn đi công tác hay đi đến Kagawa chơi thì không thể không đem ít mì udon về làm quà cho đồng nghiệp, bạn bè được.

mi udon 3

Đây là quầy phục vụ bên trong tiệm mì Hanamaru Udon ở Tokyo. Ở Nhật khi vào một tiệm mì Udon thì trình tự thường là như vầy: cầm khay đi qua quầy tempura và các món ăn kèm khác trước, chọn những món mình thích bỏ vào khay, sau đó mới tới quầy gọi mì, đứng chờ lấy mì luôn, trả tiền ngay lúc đấy, rồi mới đem ra bàn ăn.

Vào đêm Giao thừa, người Nhật có phong tục ăn mì, thường là mì Soba. Nhưng cũng có rất nhiều người ăn Udon thay cho Soba. Người ta giải thích rằng chỉ cần ăn mì là được, vì sợi mì dài, biểu trưng cho sự trường thọ, nên ăn mì vào ngày này là để hy vọng đón một năm mới thật nhiều sức khỏe, sống lâu cùng con cháu.

mi udon 4

Ăn mì vào đêm giao thừa cũng mang ý nghĩa là cắt bỏ đi những điềm không may trong năm cũ và hy vọng một năm mới nhiều phúc lộc hơn. Vì thế cho nên không được ăn vào ngày đầu năm mà phải ăn vào ngày cuối năm! Tết này bạn cũng làm một tô mì vào đêm giao thừa xem sao.

Mì Udon ngày càng trở nên phổ biến và không khó khăn gì nếu bạn muốn ăn một bát udon dù không ở Nhật. Nhưng không ở đâu có được hương vị nguyên sơ, tinh tế vượt bậc như chính quê hương của nó cả.

Tin liên quan:

Rate this post

Visatravel

Visatravel.vn thuộc hệ thống website dịch vụ visa của công ty cổ phần dịch vụ du lịch & thương mại Tân Văn Lang ( Thành viên của Vnhub)