Mì là một trong những món ăn tiêu biểu, nổi tiếng nhất của ẩm thực Nhật Bản. Tuy vậy, sự đa dạng của các loại mì tại xứ sở hoa anh đào đôi khi lại khiến thực khách bối rối. Vậy mì Ramen, Udon và Soba khác nhau như thế nào?
* Mì Udon
Udon về cơ bản được cấu tạo từ thành phần bột mì, muối, nước và một khi làm ra sẽ có màu trắng đục và độ dai vừa phải tạo cảm giác vừa miệng khi thưởng thức. Đặc biệt Udon có thể ăn nóng hoặc lạnh tùy sở thích mỗi người. Mì Udon lạnh thường được ăn chung với món rau gồm bắp cải và dưa leo vào những ngày hè nóng bức còn mì Udon nóng lại hay được thực khách xuýt xoa vào những ngày đông lạnh buốt.
Về phần nước dùng để chan mì, thực khách có thể cảm nhận ngay vị thanh ngọt vừa miệng pha lẫn chút vị mặn mà đặc trưng khiến ta chỉ muốn sì sụp hết tô. Đây là một loại nước súp được chế biến từ thành phần nước dashi (chiết xuất từ các loại thịt cá, rau củ và cả tảo biển), nước tương và rượu mirin.
* Mì Ramen
Không to và dai như Udon, sợi mì Ramen lại có phần nhỏ và mỏng hơn nên khá giống với loại ‘Mì Trung Hoa’ mà mọi người thường ăn. Đặc biệt sợi mì Ramen có thể có hình dạng xoăn, thẳng, tròn hoặc vuông tùy vào vùng miền địa phương sản xuất với thành phần chính là bột mì, muối và một chất phụ gia chứa kềm (Kansui).
Riêng về phần thịt thăn, người Nhật sẽ tiến hành ướp với nước tương hoặc nước sốt Mirin truyền thống của đất nước họ trong vòng ít nhất 3 giờ đồng hồ nếu muốn bát mì làm ra có vị đậm đà thơm ngon hơn.Nói về kết cấu sợi mì thì Ramen có màu vàng tươi và nhỏ hơn mì Udon, thường được ăn kèm với thịt heo thái lát mỏng, rong biển, trứng, chả cá Nhật và bắp cải. ‘Yêu’ nhất là phần nước dùng được hầm từ xương heo hoặc xương gà trong vòng ít nhất 10 tiếng đồng hồ trước khi được lược để lấy nước.
* Mì Soba
Cùng với Sushi và Tempura, mì Soba đã mở ra một trang sử mới cho nền ẩm thực tinh túy của Nhật Bản đồng thời cũng trở thành một trong những món ăn không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của người dân nơi đây.Cũng như người anh em Udon, mì Soba cho phép thực khách thoải mái biến tấu từ dạng mì nóng đến mì lạnh. Đặc biệt ở tại một số nhà hàng chuyên làm mì Soba, thực khách có thể lựa chọn ăn mì Soba đứng hoặc thưởng thức ở dạng mì ly ăn liền.
Khi ăn kèm với rong biển Nori, mì Soba sẽ được gọi là Zarusoba còn nếu không sử dụng rong biển thì ta sẽ gọi là Morisoba. Riêng về phần nước dùng, mì Soba được tổng hợp từ nhiều loại nước dùng đặc trưng đến từ vùng Kantou, nước súp Dashi (được chế biến từ nước cá ngừ hầm), nước sốt Mirin và nước tương truyền thống Koikuchi. Điều thú vị ở đây đó chính là hương vị và màu sắc của bát mì Soba có thể thay đổi tùy theo vùng miền, chẳng hạn như tông màu nước mì có thể nhạt hơn khi bạn ăn tại vùng Kansai và hương vị súp Dashi cũng được thay bằng tảo bẹ.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã phân biệt được mì Ramen, Udon và Soba khác nhau như thế nào. Nội món mì thôi cũng đã có bao biến tấu đặc sắc, vậy bạn còn chờ gì mà không đến khám phá đất nước Nhật Bản?
Nhật Bản vẫn còn vô vàn những điều thú vị chờ đợi bạn tìm hiểu. Để thực hiện được chuyến du lịch khám phá xứ mặt trời mọc, bạn có thể theo dõi quy trình xin visa Nhật Bản tại bài viết Dịch vụ xin visa du lịch Nhật Bản nhanh chóng, giá hợp lý. Chúc bạn thành công.